Hà Đô
HẠNG MỤC ĐIỀU TRỊ
Bệnh Tử Cung
Viêm Phụ Khoa
Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Sức Khỏe Sinh Sản
Bệnh Xã Hội

Bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe ? Bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE

Rong kinh là gì?

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà chị em thường xuyên mắc phải, nó gây ra nhiều ảnh hưởng về cả tâm lý và sức khỏe của chị em phụ nữ. Vậy rong kinh là gì? Rong kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Bài viết sau đây được các bác sĩ tại Phòng Khám Trung Tâm Y Tế Hà Ðô chia sẻ, sẽ giúp chị em có nhiều thông tin quan trọng để biết cách bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mình.

Nếu bạn không có thời gian, CLICK vào LIVE CHAT ngay để được hỗ trợ tư vấn nhanh miễn phí!

Tình trạng rong kinh là gì?

– Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em phụ nữ sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình từ 3 – 5 ngày và mất đi khoảng 50 – 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.

– Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.

– Rong kinh có biểu hiện là kinh nguyệt ra nhiều và máu kinh thường đóng thành cục lớn. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì chị em phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc và có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.

Nguyên nhân gây rong kinh

Nguyên nhân gây rong kinh được chia thành hai loại:

Rong kinh cơ năng

– Tình trạng này thường gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. Ở lứa tuổi này, nội tiết tố biến đổi nhiều, lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều.

– Trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các bạn gái thường có vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21 – 40 ngày, lên xuống giữa các chu kỳ là khoảng 10 ngày. Rong kinh đôi khi đi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó phụ nữ có vòng kinh dài bất thường.

Rong kinh do thực thể

– Chị em phụ nữ bị tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: viêm nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung… cũng có thể xảy ra hiện tượng rong kinh.

– Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc nếu đã từng nạo phá thai nhiều lần và không an toàn… cũng có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong kinh.

Rong kinh có ảnh hưởng gì không?

– Rong kinh kéo dài sẽ khiến chị em bị mất máu nhiều, dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở…

Rong kinh kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung, lên vòi trứng gây viêm phần phụ và thậm chí là gây vô sinh.

– Ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu hay thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt.

– Đây còn là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…

Rong kinh nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và khả năng sinh sản sau này.

Nên làm gì khi bị rong kinh?

– Khi bị rong kinh, phụ nữ nên nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Không sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu và một số gia vị cay trong kỳ kinh nguyệt.

– Nếu tình trạng rong kinh kéo dài thì nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Từ đó đưa ra phương án hỗ trợ điều trị phù hợp, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này.

– Để việc điều trị mang lại kết quả cao nhất thì sau khi được bác sĩ kiểm tra thăm khám, chị em nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý chữa bệnh để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

– Trong quá trình chữa trị cần lưu ý những kiêng kị cần thiết, tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian bị rong kinh. Bên cạnh đó cần giữ gìn vệ sinh vùng kín thật tốt.

– Trên đây là những chia sẻ về rong kinh của các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Trung Tâm Y Tế Hà Ðô. Nếu chị em quan tâm hoặc nghi ngờ mình có những biểu hiện của bệnh, hãy gọi tới số hotline (028) 3832 9966 – 076 301 3666 để được tư vấn. Chị em cũng có thể đặt lịch khám ngay hôm nay bằng cách nhắn tin vào khung chat online bên dưới.

(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

ha do